Case study 1: Thiết kế logo và hệ thống nhận diện thương hiệu khoa các khoa học liên ngành – Đại học QGHN
Đầu năm 2017, Khi văn phòng chúng tôi vẫn đang có trụ sở tại Tòa nhà Yên hòa sunshine, Vũ Phạm Hàm, Cầu giấy, Hà Nội. Qua một người bạn giới thiệu, chúng tôi gặp gỡ và bắt tay ký hợp đồng làm việc thiết kế với đơn vị Khoa các khoa học liên ngành – Đại học quốc gia Hà Nội. Dự án được thực hiện trong thời gian 3 tháng với sự hợp tác thành công của cả 2 bên.
Bài viết lần này, chúng tôi sẽ đề cập đến Case study ( Nghiên cứu tiêu biểu) cho dự án thiết kế logo và hệ thống nhận diện thương hiệu khoa các khoa học liên ngành – Đại học QGHN. Dự án được thực hiện với 100% nhân lực của đơn vị thiết kế thương hiệu Pisee. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới khách hàng một cái nhìn tổng thể và chính xác về quá trình sáng tạo, xây dựng và thiết kế thương hiệu.
Khoa các khoa học liên ngành sử dụng dịch vụ tư vấn thương hiệu và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm:
– Nghiên cứu thương hiệu
– Thiết kế logo, ứng dụng văn phòng, ứng dựng truyền thông, hệ thống biển bảng, chụp ảnh khoa, Quay TVC..
I. CHUẨN BỊ
Trước khi bắt tay vào sáng tạo xây dựng nhận diện thương hiệu cho khoa, chúng tôi đã có một số buổi gặp gỡ trực tiếp tại văn phòng khoa các khoa học liên ngành. Chúng tôi đã có những buổi làm việc tìm hiểu về lịch sử khoa, các cán bộ nhân viên, mô hình đào tạo… Những vấn đề cốt lõi đã được hé mở, bản thân chúng tôi cũng thấy rằng đây là một dự án ” khó nhằn” . Nhưng với kinh nghiệm và khả năng của mình, chúng tôi tin tưởng tuyệt đối để thành công.
II. HIỂU VẤN ĐỀ
Thực chất, Khoa các khoa học liên ngành là một tên gọi mới và sự thay đổi cũng như xây dựng thương hiệu lần này là một công việc “tái thiết kế” cho một mô hình cũ đó là khoa sau đại học. Tên gọi đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ học viên cao học, nghiên cứu sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt chặng đường 15 năm hình thành và phát triển.
Mười lăm năm là những giai đoạn khai phá, chuẩn hoá và chính qui hoá các công đoạn trong cả qui trình quản lí công tác đào tạo sau đại học ở ĐHQGHN, mà Khoa đóng một vai trò quan trọng trong đó. Những thành tựu có mặt của Khoa Sau đại học có thể kể đến là những bản Qui chế đào tạo sau đại học của ĐHQGHN, công tác đổi mới tuyển sinh sau đại học, tuyển sinh nghiên cứu sinh tiến sĩ thông qua xét hồ sơ và bảo vệ đề cương nghiên cứu, việc mà giờ đây là bình thường, hiển nhiên như hơi thở vậy; đó còn là việc giảm tải cho kì tuyển sinh sau đại học bằng việc công nhận các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương chuẩn đầu vào; đó còn là việc mạnh dạn đổi mới tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực, điều mà giờ đây đang được phổ biến và thừa nhận không chỉ ở bậc sau đại học mà còn ở bậc đại học, và không chỉ ở trong phạm vi ĐHQGHN…
Mười lăm năm còn là giai đoạn ươm mầm cho một nhiệm vụ mà giờ đây Khoa Các khoa học liên ngành tiếp tục: xây dựng và tổ chức đào tạo các chương trình sau đại học liên ngành, liên lĩnh vực, tận dụng nguồn lực chung của ĐHQGHN. Mầm ươm đó đã bắt đầu từ chương trình thạc sĩ Môi trường trong Phát triển bền vững (CRES), chương trình thạc sĩ Việt Nam học (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển), chương trình thạc sĩ Vật liệu mới và Nano (Trường Đại học Công nghệ)… mà Khoa đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ; và thực sự bắt đầu từ những viên gạch liên ngành đã và đang xây nên ngôi nhà Khoa Sau đại học-Khoa Các khoa học liên ngành: chương trình thạc sĩ Biến đổi khí hậu (2011) và chương trình thạc sĩ Khoa học bền vững (2014), và sắp tới là những viên gạch tiếp theo, đáp ứng nhu cầu cao của xã hội, nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội đang đối mặt .
Xuất phát từ những ý tưởng, những tìm hiểu của các nhà khoa học, các nhà quản lí của ĐHQGHN, nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ, khích lệ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo ĐHQGHN, kết hợp cùng nhận thức và sự quyết tâm của tập thể Khoa, các chương trình đã được hình thành, hoàn thiện và triển khai. Còn nhiều điều phải bàn, phải làm để các chương trình đáp ứng được mong muốn của moi người: các thầy cô, các nhà khoa học đã say mê với “sân chơi” LIÊN NGÀNH, những anh chị em học viên dám chấp nhận đương đầu với thử thách, và cả với kì vọng của xã hội đón chờ những điều mới mẻ, giúp giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách tổng thể, đa chiều và phức tạp.
Chính vì những lý do đó, Khoa các khoa học liên ngành đã ra đời.
III. THÁCH THỨC
Chức năng nhiệm vụ mới ” làm chủ thế giời bằng tri thức liên ngành” là một nhiệm vụ mới, mang lại nhiều thách thức mới, cũng như thay đổi quy trình đào tạo của Khoa các khoa học liên ngành. Trước đó, đơn vị xây dựng thương hiệu dựa trên chức năng của khoa sau đại học, mọi hệ thống nhận diện thương hiệu từ tên gọi, logo và hệ thống nhận diện thương hiệu của đơn vị được xây dựng trên chức năng nhiệm vụ đó. Chính vì thế, khi xây dựng thương hiệu mới, đòi hỏi đơn vị thiết kế phải nắm rõ vấn đề trước và sau.
Hợp tác với Pisee Việt Nam kỳ này, Khoa các khoa học liên ngành kỳ vọng về một giải pháp trọn vẹn để đem lại hiệu quả và cái nhìn chuyên sâu nhất cho khoa.
IV: PHƯƠNG ÁN SÁNG TẠO
A. THIẾT KẾ LOGO
Trước đó, Khoa sau đại học có tên viết tắt là SGS, Sau khi đổi tên thành khoa các khoa học liên ngành, có tên viết tắt là SIS.
Thiết kế logo mới của khoa các khoa học liên ngành – SIS được hình thành từ nhiều yếu tố. Nhìn tổng thể thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đây là dạng logo chữ cách điệu, thể hiện rõ ràng thông tin của khoa với tên SIS -VNU. Tuy nhiên, đi sâu vào nó thì lại ẩn sâu nhiều ý nghĩa. Chúng ta cùng phân tích:
B: Ý TƯỞNG THIẾT KẾ LOGO
- Dấu chấm vàng trên chữ I trong cụm chữ SIS thể hiện cho sự kết nối, gắn kết giữa: Con người với con người, giữa các ngành với nhau.
- Dấu chấm vàng cũng là điểm nhấn duy nhất trong logo, ý nghĩa mà chúng tôi muốn đưa vào trong chi tiết chính là tập trung vào con người. Con người đối với khoa các khoa học liên ngành là mục tiêu mà SIS muốn hướng tới. Muốn xây dựng và hình thành một con người toàn diện.
- Vòng tròn được thiết kế bắt nguồn từ điểm đầu của VNU và kết thúc ở điểm cuối của VNU bao trọn trong đó là SIS. VNU là đơn vị chủ quản, chính vì thế trong tất cả các thiết kế đều gắn liền với VNU. Sự hài lòng chính là ý nghĩa thể hiện cho thiết kế vòng tròn.
C: Ý TƯỞNG MÀU SẮC
Chúng tôi sử dụng 2 màu sắc chính là màu xanh dương và màu vàng
- Màu xanh dương: thiết lập sự điềm tĩnh, thanh bình. Nó là màu của bầu trời và đại dương, do đó, tạo cảm giác rộng lớn, mênh mông. Màu xanh dương đi liển với cảm giác sâu thẵm, vững vàng và yên bình.Bên cạnh đó, nó còn là màu của sự trung thành, tin tưởng, thông thái, tự tin và mang lại sự ý nghĩa trong sáng, tinh khiết. Màu xanh dương có liên hệ mật thiết đối với trí tuệ và sự thông minh.
- Màu vàng: Nó là màu của ánh nắng mặt trời màu vàng mang lại cảm giác ấm áp, làm tăng sự thích thú và khả năng hoạt động trí óc.Màu vàng nhạt còn mang sự thu hút đáng kể. Nó còn là màu của sự thông thái và mạnh mẽ
Trong lần đầu gửi phương án, chúng tôi có đưa ra 5 phương án khác nhau. Phương án thiết kế logo mà được lựa chọn hiện tại chúng tôi đưa ra 2 option và option 2b được lựa chọn ngay từ lần đầu tiên để đi vào quá trình chỉnh sửa.
Một số phối cảnh logo SIS:
V. THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Để có được những thiết kế đẹp mắt, phù hợp và đồng bộ toàn bộ nhận diện thương hiệu, quy chuẩn từng chi tiết. Chúng tôi đã đưa ra một bảng phân tích về quy cách ứng dụng logo vào các hạng mục. Quy cách này không chỉ giúp cho các designer có cái nhìn tổng thể cho thiết kế một cách phù hợp, mà còn giúp những đối tượng khách hàng không am hiểu về thiết kế sẽ có thể hiểu rõ về vấn đề hơn, là cách giúp khách hàng tiếp cận thiết kế để đưa ra sự lựa chọn chính xác và nhanh nhất:
Hệ thống nhận diện thương hiệu SIS bao gồm:
- Nhận diện name card
- Nhận diện phong bì thư ( A4. A5, 220 x 120)
- Nhận diện tiêu đề thư
- Nhận diện kẹp tài liệu
- Nhận diện thẻ cán bộ, thẻ nhân viên, thẻ tên
- Nhận diện thẻ ban tổ chức
- Nhận diện thư gửi: Thư cảm ơn, thư chúc mừng
- Nhận diện sổ công tác
- Nhận diện mẫu chữ ký thư điện tử
- Nhận diện vị trí logo trên bút
- Nhận diện biển hiệu các phòng ban
- Nhận diện biển hiệu khoa
- Nhận diện bảng nội quy, thông báo
- Nhận diện túi giấy
VI. QUAY TVC
==> Xem đầy đủ bản chuẩn TVC tại links: https://www.youtube.com/watch?v=KkLzIhvERjA
Ngoài thiết kế logo và hệ thống nhận diện cho khoa SIS, Chúng tôi cũng đã được sự tin tưởng để cùng đồng hành với khoa trong công việc quay clip giới thiệu về khoa trong sự kiện kỉ niệm 15 năm truyền thống khoa sau đại học và ra mắt khoa các khoa học liên ngành.
Chúng tôi cùng ekip của mình đã dành ra một khoảng thời gian khá dài và nghiêm túc để lên ý tưởng, kịch bản, dàn dựng cảnh quay…Các khâu làm việc quay TVC được bắt đầu như sau:
- Khâu tiền kỳ: Là khâu quan trọng đầu tiên, chúng tôi phải lên ý tưởng kịch bản. Sự cuốn hút người xem mang giá trị của quảng cáo phụ thuộc chính vào bước ý tưởng kịch bản.
- Khâu tổ chức sản xuất: Đạo diễn sẽ chỉ đạo: diễn viên, ánh sáng, quay phim, đạo cụ…. diễn xuất theo đúng yêu cầu kịch bản.
- Khâu Hậu kỳ: Là khâu cối cùng của quy trình sản xuất TVC, thực hiện dựng phim, kỹ xảo hình ảnh, âm thanh, đọc off…
- Phát hành: TVC quảng cáo được phát hành dưới dạng DVD, VCD, được chiếu ở các hội thảo, cuộc họp của khoa, trường, tung lên internet, fanpage, website, youtube…
Cùng xem hậu trường buổi làm việc quay TVC SIS của ekip Pisee :
VII: TỔNG KẾT
Với những nỗ lực hết mình của các phòng ban: Ban giám đốc, phòng thiết ké, phòng marketing.. của Pisee Việt Nam.Và sự hợp tác thoải mái, nhiệt tình và nghiêm túc của các phòng ban và cán bộ nhân diên của khoa các khoa học liên ngành. Chúng tôi đã hoàn thành được dự án một cách suất sắc. Từ một đơn vị cũ, hệ thống nhận diện chưa mang tính chất nhận diện thương hiệu để áp dụng xuyên suốt, hình ảnh quen thuộc nhưng lại không thể hiện được sự khác biệt khi đứng cạnh các khoa khác trong VNU, phong cách thiết kế cũ, không mang lại được hơi thở và làn gió mới cho thương hiệu…Thì đến nay, SGS – nay là SIS – VNU đã có một diện mạo mới hoàn toàn khác biệt. Thể hiện được quy mô, vị trí và tính chuyên nghiệp của SIS trong môi trường giáo dục, đào tạo nói chung và trong VNU nói riêng.
Ngày 12/05/2017, Khoa Các khoa học liên ngành đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 15 năm truyền thống Khoa Sau đại học và ra mắt Khoa các Khoa học liên ngành. Buổi lễ được tổ chức trong không khí trang trọng tại Hội trường Nguỵ Như Kontum, ĐHQGHN với sự tham dự của Giám đốc đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn, các Phó Giám đốc Nguyễn Hữu Đức và Nguyễn Hồng Sơn, GS.VS Đào Trọng Thi, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN, Ban Chủ nhiệm khoa qua các thời kỳ, các đối tác quan trọng với Khoa, nhà khoa học là giảng viên, cộng tác viên của Khoa và đông đảo các cựu học viên, học viên đang theo học tại Khoa.
Vậy là gần 1 năm thực hiện dự án, đến nay chúng tôi vẫn luôn tự hào là đơn vị đồng hành xuyên suốt trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu của SIS. Chúng tôi cũng nhận được rất nhiều lời khen từ phía đơn vị SIS cũng như các khách hàng khác nhau.
Để tìm hiểu thêm về các dự án nổi bật của chúng tôi, quý khách hàng có thể truy cập website, liên hệ tới contact:
- Brand Manager: NGUYỄN KIM NGÂN
- Email: lienhe@pisee.vn
- SĐT: 0961 004 002